Gỗ nu là gì? Đặc điểm sinh trưởng, ứng dụng như thế nào?

Nu là từ được dùng để chỉ đặc điểm hình thành của một loại gỗ trên thân của các những loài cây quý hiếm. Bởi nu chính là những vết dị tật, những vết thương do tự nhiên hoặc do mối mọt gây ra cho thân gỗ. Vậy cụ thể gỗ nu là gì? Có những loại nu nào? Giá thành của nó ra sao?... Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây để giải đáp tất cả những thắc mắc đó nhé!

Gỗ nu là gì?

“Nu là gì?” là những câu hỏi được rất nhiều người đặt ra. Cụ thể, nu không phải là một cây gỗ như gỗ sưa, gỗ hương hay gỗ hoàng đàn mà nó chỉ là một dị tật xấu xí của cây gỗ. Nói cách khác, nu chính là bộ phận hình thành từ thương tật của cây gỗ, khi đó các chất dinh dưỡng sẽ tích tụ và nuôi dưỡng cho những thương tật đó lành lại. Nu thường có màu sắc đẹp tự nhiên và rất khác biệt so với thân gỗ chủ, độ cứng cao.

Gỗ Nu là các dị tật, u bướu của các cây gỗ quý

Gỗ Nu là các dị tật, u bướu của các cây gỗ quý

Ngoài tên gọi Nu, nhiều người còn gọi những “u bướu” này là núm, nụm của cây. Chúng hoàn toàn được hình thành do các tác động của tự nhiên hoặc do mối mọt xâm hại, hoàn toàn không có sự can thiệp của bàn tay con người.

Xem thêm: Tìm hiểu về gỗ lũa, thú chơi gỗ lũa của các đại gia

Gỗ nu đặc điểm gì nổi bật?

Nu được xem là phần quý giá nhất của cây gỗ, độ cứng cao và các vân gỗ đẹp. Gỗ Nu có đặc điểm như sau:

  • Vân xoăn đẹp tự nhiên, độ cứng cao.
  • Không bị mối mọt xâm nhập kể cả khi sử dụng trong thời gian dài.
  • Càng để lâu, gỗ càng đẹp. Khi gỗ tươi thì tương đối dai, khi gỗ khô thì có độ cứng lớn và tuổi thọ cao.
  • Màu sắc gỗ tương đối đa dạng, phụ thuộc vào điều kiện sinh trưởng. Một số màu thường gặp là: Màu mạch nha, màu vàng chanh, hổ phách, mật ong - vàng cẩm,... 
  • Mùi gỗ thơm mạnh, tạo cảm giác thư thái và là yếu tố quyết định giá trị của gỗ.
  • Theo phong thủy, gỗ nu mang đến may mắn, tài lộc và thịnh vượng cho gia chủ, Cũng chính vì thế mà các sản phẩm mỹ nghệ làm từ loại gỗ này luôn được săn lùng và coi như món báu vật trưng bày trong mỗi căn nhà….

Những loại gỗ nu thường gặp trong tự nhiên

Gỗ Nu có mấy loại? Phân loại gỗ Nu như thế nào? cũng là những vấn đề mà nhiều người quan tâm. Hiện nay, người ta thường phân loại gỗ Nu theo cây gỗ chủ hình thành nên nó. Những loại gỗ Nu thường gặp là:

  • Gỗ Nu Sưa
  • Gỗ Nu Trắc
  • Gỗ Nu Cẩm Lai
  • Nu Ngọc Am
  • Nu Xá Xị 
  • Gỗ Nu Gù  Hương
  • Nu Gõ đỏ
  • Nu Gụ
  • Nu Nghiến
  • Nu Mun
  • Gỗ Nu Đinh Hương
  • Gỗ Nu Kháo
  • Gỗ Nu óc chó

Trong đó, Nu Sưa là loại có giá trị cao nhất. Bởi chúng vừa có vân hoa đẹp vừa có mùi thơm mạnh. Vì thế mà 1kg gỗ Nu Sưa có giá bán lên đến vài trăm triệu đồng.

Một kg gỗ Nu Sưa có giá khoảng vài trăm triệu đồng

Một kg gỗ Nu Sưa có giá khoảng vài trăm triệu đồng

Cách nhận biết gỗ nu thật chỉ người trong nghề mới biết

Gỗ Nu là loại gỗ có giá trị và luôn được săn lùng. Do đó, việc các gian thương trà trộn các sản phẩm gỗ Nu giả, kém chất lượng và cố tình bán với giá cao để trục lợi là điều không thể tránh khỏi. Do vậy, bạn nên nắm được cách phân biệt gỗ Nu, dưới đây là những lưu ý quan trọng nhất:

  • Kiểm tra xem gỗ có bị ghép hay không bằng cách lật mặt trên và dưới của gỗ lên rồi so sánh họa tiết. Nếu chúng đồng nhất thì tức là được cắt ra từ một khối, còn nếu khác biệt thì chúng được ghép từ những thân gỗ khác nhau.
  • Sử dụng đèn pin soi vào vân gỗ: Nếu thấy Nu có càng nhiều vân nhỏ màu xanh cuộn lại quanh mắt Nu thì chứng tỏ gỗ càng lâu năm và càng có giá trị. 
  • Lấy đầu ngón tay nhấn mạnh vào bề mặt gỗ. Nếu móng tay bị cong mà mặt gỗ Nu không có bất kỳ ảnh hưởng nào thì đó là gỗ thật, còn nếu có vết móng tay để lại trên gỗ thì đó là gỗ giả.

Vì sao gỗ nu lại có giá trị và quý giá?

Mất nhiều thời gian để hình thành, chỉ có những cây gỗ quý có tuổi đời hàng trăm năm mới có Nu

Nu được hình thành hoàn toàn tự nhiên, không có tác động của con người. Phần Nu được hình thành do mối mọt, sét đánh, các vết thương,... Tại những thương tật đó, các chất dinh dưỡng được tích tụ và hình thành nên các u cục, chính là Nu của cây gỗ.

Hơn nữa, không phải cây gỗ nào cũng có thể hình thành nên Nu. Chỉ có những loại cây quý hiếm như: Đinh, trai, sưa, kháo, cẩm lai,.. mới cho Nu. Các khối Nu này sẽ cùng với cây gỗ phát triển qua hàng trăm, thậm chí là hàng ngàn năm chứ không phải trong thời gian ngắn.

 Chỉ có cây gỗ quý có tuổi đời hàng trăm năm mới có nu

Trong hàng trăm cây mới có 1, 2 cây có nu: 

Theo những người có kinh nghiệm, không phải cây gỗ lâu năm nào cũng cho Nu. Thống kê cho thấy, trong khoảng 100 cây gỗ quý thì chỉ có 1 - 2 cây có Nu. Hơn nữa, kích thước của khối Nu cũng là khác nhau và càng lâu năm thì khối Nu lại càng lớn.

Gỗ Nu mang tính nghệ thuật lớn:

Những u cục của Nu mang tính nghệ thuật lớn, nó tạo nên giá trị cao, thậm chí là vô giá của gỗ Nu. Dân chơi đồ gỗ còn coi gỗ Nu giống như viên kim cương vô cùng giá trị. Có lẽ chính từ sự độc lạ, cùng hồn cốt vốn có của tự nhiên mà gỗ Nu luôn mang đến cho người chơi những tác phẩm nghệ thuật có giá trị lớn.

Gỗ Nu chống mối mọt, bền bỉ với thời gian:

Tính chất đặc trưng của gỗ Nu là cứng chắc, tuy bên ngoài sần sùi nhưng các thớ gỗ bên trong lại vô cùng mịn màng, chắc nịch và có khả năng chống mối mọt cao. Hơn thế, mọi tác phẩm làm bằng gỗ Nu càng để lâu càng mang lại giá trị lớn. Bởi vậy mà gỗ Nu luôn được xem là các tác phẩm nghệ thuật trường tồn cùng thời gian.

Nu mang ý nghĩa phong thủy đặc biệt:

Theo dân gian, gỗ Nu có mùi hương tự nhiên không chỉ giúp khử mùi hôi, đuổi côn trùng từ đó mang đến cho không gian bày trí vượng khí, tài lộc, tiền tài, may mắn cho gia chủ. Đồng thời, các tác phẩm làm từ gỗ Nu còn góp phần khẳng định đẳng cấp và vị thế của gia chủ. 

 Gỗ Nu mang ý nghĩa phong thủy đặc biệt

Nghệ thuật chơi gỗ nu

Gỗ Nu có ứng dụng cao trong nghệ thuật phong thủy, nhất là Nu Hương và Nu Sưa. Chúng được sử dụng phổ biến trong chế tác tượng Phật, tượng Di Lặc, tượng Quan Âm cùng nhiều tác phẩm nghệ thuật mang ý nghĩa phong thủy lớn. 

Khi chơi gỗ Nu, bạn cần lưu ý một số điểm sau:

  • Tượng Quan Âm, tượng Di Lặc phải được trưng bày ở vị trí sạch sẽ, chính diện của không gian. Vị trí quyết định lớn đến sự bình an, may mắn của gia chủ. Tượng nên đặt hướng ra cửa để thu hút tài lộc vượng khí và những điều tốt lành.
  • Tượng Thần Tài, tượng Thổ Công cần được bày trí ở nơi thông thoáng, sạch sẽ thường là góc của căn nhà, nơi có vị trí đep.
  • Những chiếc vòng tay phong thủy làm từ gỗ Nu phải phù hợp với bản mệnh của người đeo. Nó quyết định vận hạn, công việc và may mắn của người dùng. Hãy đặc biệt chú ý điều này để có cuộc sống thư thái nhất.

Ứng dụng gỗ nu

Với những giá trị đặc biệt, Gỗ Nu được sử dụng để sản xuất nhiều món đồ mỹ nghệ phục vụ cho nhu cầu của đời sống con người. Những sản phẩm được làm từ gỗ Nu có thể kể đến như:

  • Bàn ghế từ gỗ Nu: Những bộ bàn ghế Nu được những nghệ nhân chế tác khéo léo, đảm bảo giữ nguyên hình dáng tự nhiên của khối gỗ, góp phần mang đến một tác phẩm chân thực và gần gũi với đời sống con người.

 Mẫu bàn ghế được làm bằng gỗ Nu đẹp độc lạ 

Mẫu bàn ghế được làm bằng gỗ Nu đẹp độc lạ

  • Lục bình trang trí: Lục bình làm bằng gỗ Nu được sử dụng làm đồ trang trí tại nhà căn nhà có kết cấu cổ điển. Nó không chỉ thể hiện được đẳng cấp của gia chủ mà còn phần nào khẳng định sự hiểu biết của gia chủ với nghệ thuật chơi đồ gỗ.
  • Các tác phẩm nghệ thuật: Tượng gỗ Nu Quan Âm, tượng Phật Di Lặc, tượng Thần Tài, Thổ Công,....

Gỗ nu và gỗ lũa có gì khác nhau?

Nu và Lũa đều là những loại gỗ có giá trị và mang ý nghĩa phong thủy cao. Song cũng vì lý do này mà không ít người nhầm lẫn giữa 2 loại gỗ. Dưới đây chúng tôi xin đưa ra bảng so sánh 2 loại gỗ này để bạn tiện tham khảo.

GIỐNG NHAU

-          Cả 2 đều là loại gỗ quý, được hình thành trong tự nhiên.

-          Được sử dụng trong chế tác mỹ nghệ và các sản phẩm tâm linh.

-          Giá bán cao và không phải ai cũng có cơ hội sở hữu.

KHÁC NHAU

Yếu tố

Gỗ Lũa

Gỗ Nu

Nguồn gốc

Là phần lõi của các cây cổ thụ đã chết.

Được hình thành từ các vết thương của cây, do tác nhân tự nhiên gây ra.

Phân loại

Gồm 3 loại:

-          Lũa trong lòng đất

-          Lũa chìm trong bùn nước

-          Lũa hình thành từ mưa gió

Gồm nhiều loại khác nhau, được phân loại dựa vào cây gỗ chủ (Ví dụ: Gỗ Nu Sưa, Nu Kháo, Nu Cẩm Lai,…)

Đặc tính

-          Chắc, cứng, chống nước và chống mối mọt.

-          Màu sắc tự nhiên, đẹp hoàn hảo.

-          Vân gỗ đẹp, độ bền cao.

-          Khó thấm nước, chống được mối mọt.

Ứng dụng

-          Bàn ghế, tượng Phật tâm linh

-          Sản xuất nội thất, đồ tâm linh, các vật phẩm nghệ thuật.

 

Trên đây là những thông tin đầy đủ và chi tiết về gỗ Nu. Hy vọng nội dung hữu ích cho bạn trong quá trình tìm kiếm thông tin. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về chủ đề này vui lòng liên hệ số điện thoại 0932.144.888 - 024.39.555.888 - 024.32.666.777 để được giải đáp và tư vấn miễn phí!

0 sao (0%) 0 đánh giá

Author:

Bình luận

Chọn đánh giá của bạn

Bình luận

Gửi hình

0 Bình luận