Đặc tính của gỗ gụ, phân loại và ưu nhược điểm

Tại một số diễn đàn về gỗ, cụm từ “gỗ gụ” xuất hiện dày đặc. Điều này hoàn toàn dễ hiểu khi mà loại gỗ này chính là nguyên liệu chính được sử dụng phổ biến trong ngành công nghiệp sản xuất đồ nội thất với các sản phẩm như: Tủ đồng hồ, tủ chè, sập, trường kỷ,... Vậy gỗ gụ là gỗ gì? Gỗ gụ thuộc nhóm mấy? Gỗ gụ có mấy loại? Cùng chúng tôi tìm hiểu về gỗ gụ qua bài viết dưới đây để giải đáp những thắc mắc đó nhé!

Gỗ gụ là gì?

Cây gỗ gụ có tên khoa học là Sindora tonkinensis - Một loại thực vật có thân gỗ lớn và thuộc cây họ đậu. Tại Việt Nam, nó còn có tên là gỗ gụ lau, gỗ gõ dầu, gỗ gõ hương hay gỗ gụ hương. Đặc biệt, loại gỗ này có giá trị kinh tế cao, được sử dụng phổ biến trong ngành sản xuất đồ mỹ nghệ cao cấp và luôn là những món hàng nhiều người tìm kiếm, thậm chí là săn lùng.

Hình ảnh gỗ gụ tự nhiên đã được cắt khúc

Gỗ gụ - Nguyên liệu chính trong ngành sản xuất đồ mỹ nghệ

Gỗ gụ - Nguyên liệu chính trong ngành sản xuất đồ mỹ nghệ

Bên cạnh thắc mắc: “Gỗ gụ là gì?” thì nhiều người cũng thắc mắc: “Gỗ gụ tiếng Trung là gì hay gỗ gụ tiếng Anh là gì?” Thực tế, trong tiếng Trung, gỗ gụ được gọi là  油楠 /Yóu nán/ và trong tiếng Anh, nó được gọi là Mahogany. Những tên gọi này được sử dụng phổ biến trong thương mại khi mà các thương nhân thực hiện hoạt động mua bán và trao đổi các sản phẩm mỹ nghệ cao cấp làm từ gỗ gụ.

Nguồn gốc xuất xứ, phân bố của cây gỗ gụ

Cây gỗ gụ phân bố chủ yếu ở khu vực rừng rậm nhiệt đới, có lượng mưa lớn và ở độ cao 500m so với mực nước biển. Mỗi cây gỗ gụ sinh trưởng và phát triển tốt trên đất và thường phân bố chủ yếu ở Việt Nam và Campuchia. Cụ thể, nó xuất hiện ở những khu vực sau:

  • Quảng Ninh (Huyện Uông Bí, Yên Lập)
  • Nghệ An (Huyện Quỳ Châu, Nghĩa Đàn),
  • Hà Tĩnh (Huyện Kỳ Anh)
  • Quảng Trị (Huyện Bến Hải, Vĩnh Linh)
  • Thừa Thiên Huế (Huyện Hương Điền: sông Bồ, Thừa Lưu)
  • Quảng Nam – Đà Nẵng
  • Khánh Hòa (Ninh Hòa: núi Hòn Hèo).

Xem thêm: Đặc điểm nhận biết gỗ mun và những ứng dụng thiết thực trong cuộc sống

Đặc điểm sinh trưởng gỗ gụ

Gụ là loài thực vật có thân gỗ lớn, cây trưởng thành có thể đạt tới độ cao 20 - 30m. Đường kính trung bình của thân cây là từ 0,6 - 0,8m, nếu ở điều kiện hoàn hảo thì đường kính cây có thể lên đến hơn 1m. 

  • Thân cây: Thẳng, dài, ít nhánh.
  • Lá cây: Lá hình tam giác, chiều dài từ 5 - 10cm. Các lá đài phủ lông nhung.
  • Cụm hoa: Hình chùy, có chiều dài từ 10 - 15cm, có màu vàng hung. 
  • Quả: Hình tròn hoặc bầu dục. Mỗi quả dài khoảng 7cm, rộng 4cm, không có gai. Mỗi quả có 1 hạt, hiếm khi có 2 - 3 hạt. Mùa hoa gụ vào tháng 3 - 5, quả chín vào tháng 7 - 9 và được tái sinh bằng chính những hạt đó.

Hình ảnh cây gỗ gụ trong tự nhiên

Hình ảnh cây gỗ gụ trong tự nhiên

Gỗ gụ thuộc nhóm mấy trong danh sách gỗ quý Việt Nam?

Gỗ gụ thuộc nhóm mấy là câu hỏi được không ít người đặt ra. Theo Nghị Định số 18 – HĐBT ngày 17/1/1992 của Hội đồng Bộ trưởng thì gỗ gụ là dòng gỗ quý hiếm, thuộc nhóm I. Nó được liệt vào danh sách những loại gỗ quý hiếm của Việt Nam.

Gỗ gụ có bao nhiêu loại

Gỗ gụ có mấy loại là câu hỏi được rất nhiều người đặt ra. Thực tế, theo đặc điểm sản xuất, nguồn gốc xuất xứ thì gỗ gụ được chia thành những loại sau:

  • Gỗ gụ mật (gỗ gụ Gia Lai, gỗ gụ Campuchia): Loại gỗ được trồng theo mô hình công nghiệp tại tỉnh Gia Lai của Việt Nam và một số khu vực tại Campuchia.
  • Gỗ gụ Lào: Trồng tại Lào và được nhập khẩu vào Việt Nam.
  • Gỗ gụ ta: Loại gỗ mọc ở rừng tự nhiên Việt Nam, chúng là loại gỗ quý hiếm và có tỉ trọng cao, phân bố chủ yếu tại khu vực tỉnh Quảng Bình.
  • Gỗ gụ Nam Phi: Những cây gụ mọc tại Nam Phi và được nhập khẩu vào Việt Nam.

Ưu và nhược điểm của gỗ gụ

Ưu điểm:

Gỗ gụ có tốt không đây chính là câu hỏi mà rất nhiều người đặt ra. Như đã nói ở trên thì với những ưu điểm vượt trội thì người dùng hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng các sản phẩm làm từ gỗ gụ bởi:

  • Độ cứng cao.
  • Vân gỗ thẳng, màu sắc tự nhiên và đẹp mắt.
  • Không bị cong vênh hay mối mọt xâm nhập.
  • Tuổi thọ cao, có thể lên đến 100 năm.
  • Đường kính tương đối lớn nên đặc biệt phù hợp cho việc thiết kế, tạo kiểu sản phẩm trong sản xuất và thiết kế các sản phẩm mỹ nghệ.
  • Có thể chịu được tác động của ngoại lực, dễ đánh bóng. 

Nhược điểm:

  • Giá thành cao
  • Quá trình sinh trưởng chậm, nguồn gỗ khan hiếm. Nêu nếu muốn sử dụng thì chúng ta phải nhập khẩu từ Lào vì nguồn gỗ tự nhiên trong nước không đủ đáp ứng nhu cầu của ngành công nghiệp sản xuất chế biến gỗ.

Cách nhận biết gỗ gụ

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều đơn vị rao bán gỗ gụ nhưng đâu mới là sản phẩm chất lượng? Nếu đang gặp băn khoăn đó thì bạn nhất định phải nắm được cách nhận biết gỗ gụ thông qua các đặc điểm sau:

  • Màu sắc: Khi mới khai thác, gỗ có màu vàng. Khi gỗ già hoặc được để lâu trong không khí nó sẽ chuyển qua màu nâu đậm hoặc nâu đỏ (tùy vào tuổi thọ của cây).
  • Khối lượng: Gỗ gụ có tỉ trọng lớn nên có khối lượng rất lớn, nó nặng hơn rất nhiều so với những loại gỗ thông thường.
  • Mùi hương: Khi đưa lên mũi ngửi, gỗ gụ có mùi hơi chua nhưng không quá hăng.

Giá 1m3 gỗ gụ là bao nhiêu?

Hiện nay đa phần các loại gỗ trên thị trường đều được tính giá theo mét khối. Gỗ gụ cũng không là một ngoại lệ. Thường thì loại gỗ gụ mật được trồng tại Gia Lai và Lào có mức giá dao động từ 20.000.000 - 24.000.000đ/m3. 

Ngoài ra, giá 1m3 gỗ gụ cũng còn tùy thuộc vào đường kính của gỗ, mỗi loại lại được quy định mức giá khác nhau:

  • Mặt 25 – 30cm: 35.000.000 /m3 đối với gỗ hộp và 45tr5 – 48tr5/m3 đối với gỗ phách
  • Mặt 30 – 35cm: 38.000.000 /m3 đối với gỗ hộp và 50tr5/m3 đối với gỗ phách
  • Mặt 36 – 54cm: 45.000.000 /m3 đối với gỗ hộp và 50tr5 – 60tr5/m3 đối với gỗ phách
  • Mặt từ 55 – 60cm: 55.000.000 /m3 đối với gỗ hộp và 65tr5 – 70tr5 đối với gỗ phách

Ứng dụng của gỗ gụ trong thực tiễn

Hiện nay, gỗ gụ được sử dụng rất nhiều trong việc chế tác các sản phẩm mỹ nghệ. Điển hình như:

  • Bộ trường kỷ
  • Mẫu sập gụ đục tích tứ dân gỗ gụ mật đẹp, tinh xảo
  • Kệ đựng sách
  • Đôn trang trí lọ hoa 
  • Sập thờ gỗ gụ
  • Bàn ghế sofa gỗ gụ
  • Giường ngủ gỗ gụ cao cấp kết hợp bọc da sang trọng
  • Bàn thờ bằng gỗ gụ
  • Bàn ăn, bàn làm việc, bàn tivi bằng gỗ gụ

Trên đây là những đặc điểm, giá bán và ứng dụng của gỗ gụ mà chúng tôi tổng hợp được. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về chủ đề này vui lòng liên hệ số điện thoại 0932.144.888 - 024.39.555.888 - 024.32.666.777 để được giải đáp và tư vấn miễn phí!

 

0 sao (0%) 0 đánh giá

Author:

Bình luận

Chọn đánh giá của bạn

Bình luận

Gửi hình

0 Bình luận