Gỗ HDF là gì? Quy trình sản xuất, phân loại, ứng dụng gỗ HDF

 

HDF là tên gọi của một loại gỗ công nghiệp được sử dụng phổ biến trong việc sản đồ nội thất, trang trí và thiết kế kiến trúc,.... Thêm nữa, khả năng cách âm, cách nhiệt của nó cũng được giới chuyên môn đánh giá rất cao. Vậy gỗ HDF là gì? Ưu  nhược điểm của nó ra sao? Giá bán gỗ HDF là bao nhiêu?... Cùng giải đáp tất cả những thắc mắc đó qua bài viết dưới đây.

Gỗ HDF là gì?

HDF là viết tắt của cụm từ High Density Fiberboard trong tiếng Anh. Là loại gỗ được cấu thành từ 80 đến 85% là gỗ tự nhiên, còn lại là các chất phụ gia có tác dụng làm tăng độ cứng và tính chất kết dính của gỗ. 

ảnh 1: 80 - 85% thành phần gỗ HDF là gỗ tự nhiên

Đa phần các loại ván gỗ HDF hiện nay đều có phần lõi đạt tiêu chuẩn E1 - Tiêu chuẩn để đo lường độ cứng, độ bền, tính tự nhiên, độ an toàn của gỗ. Tùy thuộc vào nguồn nguyên liệu đầu vào mà lõi gỗ HDF có thể có màu xanh hoặc trắng, màu sắc của gỗ không có ý nghĩa quyết định chất lượng gỗ.

Quy trình sản xuất gỗ HDF như thế nào?

Gỗ công nghiệp HDF được sản xuất với quy trình sau:

  • Bước 1: Bột gỗ được lấy từ các sản phẩm nội thất được làm bằng gỗ rừng nguyên khối được luộc, sấy khô ở nhiệt độ 1000 - 200 °C để xử lý hết nhựa và loại bỏ nước có trong gỗ.
  • Bước 2: Sử dụng công nghệ và chất phụ gia để xử lý gỗ, giúp tăng độ cứng và khả năng chống mối mọt của gỗ (trong môi trường áp suất cao từ 850-870 kg/cm2.
  • Bước 3: Tạo ra thành phẩm gỗ HDF với các kích thước tiêu chuẩn.
  • Bước 4: Các tấm gỗ sau khi ép sẽ được chuyển qua bộ phận thiết kế định hình, tạo vân gỗ và phun lớp phủ bề mặt để bảo vệ gỗ và đảm bảo tính thẩm mỹ.

Phân loại gỗ HDF

Hiện nay, gỗ HDF được chia thành 2 loại là:

  • Gỗ HDF siêu chống ẩm: Có cấu tạo như ván gỗ HDF thông thường nhưng có khả năng kháng nước lâu, hạn chế nguy cơ ẩm mốc khi bảo quản trong điều kiện độ ẩm không khí cao.
  • Gỗ Black HDF siêu chống ẩm: Màu đen, cấu tạo tương tự loại gỗ HDF siêu chống ẩm nhưng được sản xuất với một lực nén lớn hơn nên có sự chắc chắn tốt hơn nhiều.

Ưu/nhược điểm của gỗ HDF

Ưu điểm:

  • Cách âm, cách nhiệt tốt. Phù hợp cho sản xuất phòng học, phòng ngủ, kệ bếp.
  • Phần lõi HDF chính là gỗ xương ghép công nghiệp sấy khô nên đã phần nào khắc phục được nhược điểm cong vênh, nặng,.... của các loại gỗ tự nhiên.
  • Đa dạng trong màu sơn (hơn 40 màu) giúp người dùng có nhiều hơn các sự lựa chọn.
  • Phần vân và thớ gỗ được sản xuất giống gỗ tự nhiên, tạo cảm giác chân thực. Những tấm HDF nguyên thủy còn có màu vàng giống bìa carton vô cùng đẹp mắt.
  • Bề mặt gỗ HDF luôn có sự nhẵn bóng và thống nhất.
  • Độ cứng cao, đáp ứng nhu cầu trong sản xuất đồ nội thất và các sản phẩm từ gỗ khác.

ảnh 2: Gỗ HDF có nhiều ưu điểm nên được sử dụng rộng rãi

Nhược điểm:

  • Giá gỗ HDF tương đối cao.
  • Khó có thể nhận biết bằng mắt thường nếu chưa có nhiều kinh nghiệm.

Ứng dụng của gỗ HDF trong thực tiễn

Công dụng của gỗ HDF được giới chuyên môn đánh giá cao. Loại gỗ này được sử dụng trong:

  • Sản xuất đồ nội thất gia đình, làm vách ngăn văn phòng, cửa ra vào, trang trí tường…
  • Có tính ổn định tốt nên được sử dụng làm sàn nhà.
  • Được dùng để sản xuất bàn tại nhiều quốc gia như: Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản,.... và ngày càng được ưa chuộng tại Việt Nam.

ảnh 3: Một mẫu tủ bếp được làm từ gỗ công nghiệp HDF 

Bảng báo giá gỗ HDF mới nhất

Trên thị trường hiện nay, gỗ HDF được chia thành 2 dòng: E1 và E2. Trong đó, loại gỗ E1 được đánh giá là sản phẩm tốt hơn nhưng ít có sự đang dạng trong kích thước sản xuất. Mức giá gỗ HDF cũng phụ thuộc vào độ dày, chất lượng gỗ, nhà phân phối,... Cụ thể bạn có thể tham khảo qua bảng sau:

ảnh 4: Bảng giá gỗ HDF

Lưu ý khi sử dụng và cách bảo quản gỗ HDF

Để đảm bảo tuổi thọ của gỗ HDF bạn nên lưu ý một số điểm sau:

  • Hạn chế để nước tiếp xúc với nước.
  • Nên dùng vải khô, khăn mềm để loại bỏ bụi bẩn trên bề mặt gỗ.
  • Nếu gỗ xuất hiện hiện tượng tụ nước thì có thể sử dụng túi hút ẩm để xử lý. Sau đó, sử dụng khăn khô lau bề mặt và bôi thêm lớp dầu óc chó ở bên ngoài.
  • Trường hợp đồ nội thất như tủ bếp, tủ quần áo làm bằng gỗ HDF bị ẩm, tích nước tại các vết nối thì bạn nên giữ cho vị trí tiếp nối được khô ráo, sạch sẽ...

Trên đây là toàn bộ thông tin về gỗ HDF mà chúng tôi tổng hợp được. Hy vọng sau bài viết này bạn có thể giải đáp câu hỏi: “Gỗ HDF là gì?” và những thông tin liên quan. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào đừng quên liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0932.144.888 - 024.39.555.888 - 024.32.666.777để được giải đáp và tư vấn miễn phí!

0 sao (0%) 0 đánh giá

Author: Thắng_Onplaza

Nội thất On-Plaza là đơn vị sản xuất, phân phối các sản phẩm những mặt hàng nội thất gia đình cho phòng khách, phòng ngủ, phòng bếp, phòng thờ như: ghế sofa, bàn trà, kệ ti vi phòng khách, kệ trang trí, giường ngủ, tủ quần áo, tủ rượu, quầy bar…

Bình luận

Chọn đánh giá của bạn

Bình luận

Gửi hình

0 Bình luận