Tìm hiểu về gỗ lũa, thú chơi gỗ lũa của các đại gia

Gỗ lũa là một trong những loại gỗ quý hiếm và luôn được các đại gia săn lùng. Vậy gỗ lũa là gì? Gỗ lũa tự nhiên có những đặc điểm gì nổi bật? Đặc tính và ứng dụng của nó như thế nào? Hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây để tìm câu trả lời cho những thắc mắc trên nhé!

Gỗ lũa là gì?

Gỗ lũa là phần lõi ở gốc của các cây cổ thụ đã chết trong tự nhiên. Đây chính là phần cứng nhất và không bao giờ bị mối mọt xâm nhập và làm hư hỏng. Không phải loại gỗ nào cũng có thể trở thành gỗ lũa, những loại gỗ thông thường nếu không chịu được các tác động tự nhiên thì không thể hóa thạch và trở thành gỗ lũa được. Vì vậy, chỉ có những loại gỗ tốt, những loại gỗ quý đã sống nhiều năm trên mặt đất và từng chịu sự xói mòn, tác động của tự nhiên thì mới có khả năng trở thành gỗ lũa, điển hình như: Gỗ hương, gỗ mun, gỗ lim, nghiến, táu, muồng đen,...

Gỗ lũa là phần lõi của các cây cổ thụ đã chết

Gỗ lũa là phần lõi của các cây cổ thụ đã chết

Cũng chính vì độ quý hiếm và chất lượng vượt trội mà gỗ lũa đã được các nghệ nhân khéo léo tạo nên những món đồ trang trí cao cấp. Và dĩ nhiên, không chỉ ở riêng Việt Nam mà loại gỗ này cũng được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi tại nhiều quốc gia. Thậm chí, chúng còn trở thành món độ nội thất cao cấp luôn được mọi đại gia săn lùng.

Có thể bạn quan tâm: Đặc tính của gỗ gụ, phân loại và ưu nhược điểm

Các loại gỗ lũa hiện nay

Căn cứ vào đặc điểm hình thành của gỗ lũa, người ta chi loại gỗ này thành 3 loại: Gỗ lũa nằm sâu trong lòng đất, gỗ lũa chìm trong bùn nước và gỗ lũa được tạo thành từ mưa, gió. Đặc điểm của mỗi loại như sau:

  • Gỗ lũa nằm sâu trong lòng đất: Loại lũa này hoàn toàn giữ được màu sắc tự nhiên. Song, chúng lại rất khó khai thác vì thường nằm sâu trong lòng đất, nếu không cẩn trọng sẽ chặt đứt phần rễ - bộ phận làm nên cái hồn của gỗ lũa tự nhiên.
  • Gỗ lũa ngâm dưới bùn: Lũa này có màu nâu đen do bị ngâm dưới nước quá lâu.
  • Gỗ lũa được tạo thành dưới trời mưa, gió: Loại lũa này có độ chắc chắn lớn nhất trong các loại lũa. Chúng còn được những người chơi gỗ chuyên nghiệp yêu thích bởi vẻ đẹp tự nhiên được tạo nên từ những vân gỗ đẹp mắt và sinh động.

Ngoài ra, nếu dựa vào loại cây gỗ tự nhiên đã chết thì gỗ lũa gồm những loại sau:

  • Gỗ lũa xá xị
  • Gỗ lũa ngọc am đỏ
  • Gỗ lũa hương đỏ
  • Gỗ lũa hương
  • Gỗ lũa gù hương
  • Gỗ lũa trắc
  • Gỗ lũa linh sam
  • Gỗ lũa pơ mu
  • Gỗ lũa trai
  • Gỗ lũa hoàng đàn
  • ...

Và dù được hình thành từ cách nào đi chăng nữa thì qua bàn tay của những người nghệ nhân tài hoa, các gỗ lũa vốn sần sùi, cong queo sẽ trở thành những tác phẩm nghệ thuật đầy giá trị. Vẻ đẹp ấy chắc chắn sẽ khiến bất kỳ ai phải siêu lòng đấy!

Đặc điểm tính chất màu sắc, độ cứng của gỗ lũa như thế nào?

Gỗ lũa tự nhiên sau khi được khai thác sẽ được đục, đẽo để lấy phần lõi (xương gỗ) và hình thành nên các tác phẩm nghệ thuật. Gỗ lũa được tìm thấy trong tự nhiên có những đặc điểm sau:

  • Độ cứng: Chắc chắn, không mục ruỗng, không bị mối mọt xâm nhập và gây hại. Đặc biệt là gỗ lũa gần như không chịu ảnh hưởng bởi các điều kiện tự nhiên.
  • Hình dạng: Độc đáo, đa dạng, không trùng lặp.
  • Màu sắc: Gỗ lũa trong lòng đất có màu tự nhiên của gỗ; Loại lũa ngâm trong bùn có màu mun, màu sừng; Gỗ lũa được hình thành bởi mưa gió thường có màu sắc tự nhiên và các vân gỗ đều màu, đẹp mắt.

Cách chế tác gỗ lũa và thú chơi tượng gỗ lũa ngày nay

Việc chế tác gỗ lũa tương đối phức tạp nên luôn cần đến sự khéo léo của những nghệ nhân có tay nghề cao. Nếu như việc tìm kiếm, khai thác các khối gỗ lũa trong tự nhiên khó khăn một thì quá trình chế tác để tạo nên những tác phẩm để đời lại còn khó khăn gấp bội.

Để tạo nên các kiệt tác nghệ thuật, người nghệ nhân không những phải khéo léo mà còn phải mường tượng, định hình những gì cần thực hiện. Đồng thời tính toán một cách kỹ lưỡng từng đường nét chạm khắc để có thể tạo nên một tác phẩm đẹp nhất.

Có thể mất vài năm để tạo thành một tác phẩm gỗ lũa

Có thể mất vài năm để tạo thành một tác phẩm gỗ lũa

Bản chất của gỗ lũa rất cứng và chắc, khâu chế tác lại được thực hiện hoàn toàn thủ công à tỷ mỉ đến từng chi tiết. Nó phải đảm bảo sao cho khối gỗ có hồn và trở thành một tác phẩm nghệ thuật đúng nghĩa. Cũng chính vì thế mà để làm ra một tác phẩm làm từ gỗ lũa, người nghệ nhân sẽ mất đến vài tháng trời có khi hàng năm để hoàn thành. Điều này lý giải tại sao mà các sản phẩm làm từ gỗ lũa lại có giá thành cao đến vậy.

Thú chơi tượng gỗ lũa dường như đã trở thành phong cách và gu của nhiều người. Bởi những sản phẩm làm từ gỗ lũa không chỉ giúp không gian trở nên bí ẩn, tĩnh lặng và cực kỳ sâu lắng mà còn thể hiện tầm hiểu biết của gia chủ. Nó chính là đẳng cấp, là phong cách mà bất kỳ ai cũng mong muốn theo đuổi.

Ứng dụng gỗ lũa trong thực tế cuộc sống

Gỗ lũa được sử dụng trong ngành sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ, đồ trang trí. Cụ thể như dưới đây:

  • Làm tượng Phật: Gỗ lũa được sử dụng để chế tác các tác phẩm điêu khắc bởi nó có sự quý hiếm và có tuổi thọ cao, bền bỉ với thời gian.

Các tác phẩm tượng lũa được các nghệ nhân tạc

 Mẫu tượng được bán tại onplaza.com.vn

  • Làm bàn ghế trang trí nội thất: Những gốc gỗ lũa lớn thường được sử dụng để chế tác bàn trà, bàn uống nước. Đây là sản phẩm mang tính thẩm mỹ lớn và đem đến sự sang trọng, đẳng cấp cho không gian bày trí.

 

Một bộ bàn ghế gỗ lũa mà onplaza.com.vn cung cấp

  • Gỗ lũa thủy sinh: Những khúc gỗ lũa có hình dáng đẹp mắt được sử dụng để  trang trí bể cá thủy sinh. Nó không chỉ trở thành món đồ phong thủy đẹp mắt trong nhà mà còn giúp không gian trở nên sang trọng và đẳng cấp, thể hiện sự hiểu biết của gia chủ.

Trang trí thủy sinh bằng gỗ lũa

  • Gỗ lũa trồng lan: Ngoài những ứng dụng trên, gỗ lũa cũng được sử dụng để trồng lan. Chúng dường như đã trở thành thú chơi tao nhã mà nhiều người có điều kiện lựa chọn...

Trên đây là toàn bộ thông tin về gỗ lũa mà chúng tôi tổng hợp được.Hy vọng nội dung hữu ích cho quý bạn đọc trong quá trình tìm kiếm thông tin. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về chủ đề này vui lòng liên hệ số điện thoại 0932.144.888 - 024.39.555.888 - 024.32.666.777 để được Cửa hàng gỗ lũa - Noithatgoquy.com giải đáp và tư vấn miễn phí!

0 sao (0%) 0 đánh giá

Author:

Bình luận

Chọn đánh giá của bạn

Bình luận

Gửi hình

0 Bình luận