Gỗ MFC là gì? Nguồn gốc xuất xứ, đặc tính, phân loại gỗ MFC chuẩn

 

MFC là một trong những dòng gỗ công nghiệp rất được ưa chuộng hiện nay và được sử dụng rộng rãi trong thiết kế thi công nội thất. Ước tính mỗi năm có tới hơn 80% món đồ nội thất được làm từ loại gỗ này. Vậy MFC là gì mà lại có tính ứng dụng cao đến vậy? Ưu nhược điểm của nó như thế nào? Nó có gì khác biệt so với MDF?...

Gỗ MFC là gì?

MFC là viết tắt của cụm từ Melamine Faced Chipboard trong tiếng Anh. Nó được dùng để chỉ một loại ván gỗ dăm có phủ nhựa Melamine được làm từ các nguyên liệu như gỗ cây băm nhỏ, keo, chất kết dính,... Bề mặt gỗ MFC thường được tráng nhựa PVC để đảm bảo độ bóng mịn, tránh trầy xước khi có tác động của ngoại lực. 

ảnh 1: Ván gỗ công nghiệp MFC được làm từ gỗ cây tự nhiên

Hiện nay, gỗ MFC có tới 80 màu khác nhau, từ đen ⇒ trắng ⇒ xám nhạt ⇒ xám chì,.. Tất cả chúng đều được sản xuất với các màu vân gỗ vô cùng đa dạng và phong phú, đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ của cuộc sống hiện đại.

Ván gỗ công nghiệp MFC được chia thành 2 loại là:

  • Gỗ MFC thông thường
  • Gỗ MFC chống ẩm

Nguồn gốc, xuất xứ gỗ MFC

Những quốc gia sản xuất gỗ MFC đầu tiên là Malaysia và Đức. Tại Việt Nam, nguồn cung cấp loại gỗ này chủ yếu đến từ thị trường Malaysia, Trung Quốc cùng một số nhà máy sản xuất trong nước.

Theo đánh giá của giới chuyên gia, từng loại gỗ với nguồn gốc kể trên có đặc điểm sau:

  • Gỗ MFC Malaysia có chất lượng tốt nhưng giá thành cao.
  • Gỗ MFC nội địa Trung Quốc có giá thành rẻ hơn nhưng thường chứa nồng độ Formaldehyde, chất lượng không được kiểm soát nên có thể gây hại cho sức khỏe người sử dụng.
  • Các ván gỗ công nghiệp của Đức và Malaysia đảm bảo chất lượng và là sự lựa chọn của đông đảo khách hàng.

Quy trình sản xuất ván gỗ công nghiệp MFC như thế nào?

Một ván gỗ công nghiệp MFC thành phẩm được tạo ra bởi quy trình như sau:

Bước 1: Sản xuất gỗ dăm

  • Gỗ tự nhiên được nghiền nát thành các dăm gỗ nhỏ và đem sấy khô ở nhiệt độ cao.
  • Tiến hành sàng lọc, phân loại các dăm gỗ.
  • Dăm gỗ được trộn với keo và chất kết dính sau đó chúng được chuyển qua công đoạn tạo hình.

Bước 2: Tạo hình & cắt ván dăm

  • Hình dạng của ván gỗ được hình thành dựa trên thông số độ dày cũng như mật độ gỗ.
  • Tiến hành cắt sơ bộ ván gỗ để lấy đủ độ dài tiêu chuẩn và mang đi ép nóng.
  • Sau đó, gỗ được xén cạnh và loại bỏ những phần bị lỗi, tiếp đến là mài nhẵn.

Bước 3: Kiểm định chất lượng gỗ MFC

Căn cứ vào các tiêu chuẩn sản xuất, người ta sẽ kiểm tra nhưng ván gỗ MFC thành phẩm có đạt tiêu chuẩn chất lượng hay không.

Bước 4: Ép Melamine

  • Sử dụng loại giấy nền có tên là Melamine để tạo vân và màu sắc tự nhiên cho gỗ.
  • Lớp Melamine sẽ được phủ lên bề mặt gỗ dưới tác động của nhiệt độ và áp suất cao.

ảnh 2: Gỗ MFC được phủ lớp giấy Melamine trên bề mặt

Ưu nhược điểm của gỗ MFC

Ưu điểm:

  • Chống cong vênh, bong tróc, mục ruỗng.
  • Dễ vệ sinh nhờ bề mặt tương đối nhẵn.
  • Có khả năng chịu ẩm cao, nhất là ở khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa như Việt Nam.
  • Có khả năng bám sơn tốt.
  • Được sản xuất với quy trình đơn giản, không quá cầu kỳ nhưng lại cho ra những sản phẩm chất lượng.
  • Khả năng cách âm, cách nhiệt tốt.
  • So với những loại gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp khác thì MFCC có giá thành tương đối rẻ.
  • Tuổi thọ gỗ cao, có thể lên đến 10 - 15 năm.

Nhược điểm:

  • Màu sơn có thể bị trầy xước và tạo cảm giác mất tự nhiên.
  • Gỗ MFC chịu nước tương đối kém.

Lưu ý khi sử dụng, bảo quản gỗ MFC

Trong quá trình sử dụng và bảo quản gỗ công nghiệp MFC bạn cần lưu ý như sau:

  • Không để bụi bẩn bám lâu ngày trên gỗ, hãy thường xuyên lau chùi vệ sinh để bảo vệ tuổi thọ của gỗ.
  • Nên đánh bóng định kỳ 3 - 4 lần/năm.
  • Có thể sử dụng các sản phẩm vệ sinh gỗ chuyên nghiệp nhưng cần hạn chế làm trầy xước, gây mất thẩm mỹ cho gỗ.
  • Hạn chế để gỗ tiếp xúc với nắng trong thời gian dài.

So sánh MFC và MDF

Hiện nay, thị trường có rất nhiều loại gỗ công nghiệp. Trong đó, MDF - MFC - HDF là những loại phổ biến nhất. Tuy nhiên, cũng vì lý do đó mà không ít người thường nhầm lẫn MFC với MDF. 

ảnh 3: So sánh MFC và MDF

Dưới đây chúng tôi xin gợi ý cách phân biệt MDF và MFC để khách hàng tham khảo:

Điểm giống:

  • Khả năng chống ẩm kém.
  • Tính chịu lực tương đối.
  • Mang tính thẩm mỹ cao.
  • Độ bền lớn.
  • Đều có nguồn gốc tự nhiên và được sản xuất với quy trình hiện đại.
  • Được ứng dụng rộng rãi trong việc sản xuất các sản phẩm nội thất.

Điểm khác:

  • MDF có độ bền cao hơn MFC.
  • Bề mặt MDF nhẵn phẳng, thường được phủ thêm 1 lớp Melamine, Laminate hay sơn màu.
  • MFC có màu sắc phong phú, bề mặt có thể được tạo thêm hoa văn trang trí, giả đá hoặc màu đơn sắc…
  • Độ bền của gỗ MFC là 10 - 15 năm còn MDF là từ 15 - 20 năm.

Báo giá chi tiết gỗ MFC

Giá bán gỗ công nghiệp MFC trên thị trường hiện nay được thể hiện qua bảng sau:

ảnh 4: Bảng báo giá gỗ MFC

Tuy nhiên, đây chỉ là mức giá tham khảo và nó có thể thay đổi dựa theo các yếu tố: Thời điểm, chất lượng, nhà cung cấp. Để nhận được báo giá chính xác nhất bạn có thể tìm đến các đại lý chính hãng chuyên phân phối loại gỗ này nhé!

0 sao (0%) 0 đánh giá

Author: Thắng_Onplaza

Nội thất On-Plaza là đơn vị sản xuất, phân phối các sản phẩm những mặt hàng nội thất gia đình cho phòng khách, phòng ngủ, phòng bếp, phòng thờ như: ghế sofa, bàn trà, kệ ti vi phòng khách, kệ trang trí, giường ngủ, tủ quần áo, tủ rượu, quầy bar…

Bình luận

Chọn đánh giá của bạn

Bình luận

Gửi hình

0 Bình luận