Sản phẩm nội thất
Sơn Inchem: Nguồn gốc, quy trình sản xuất, đặc điểm, bảng giá
Trên thị trường hiện nay, Inchem là một trong những loại sơn được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn. Tuy nhiên, không phải ai cũng “tường tận” về loại sơn này. Vậy sơn Inchem là gì? Nguồn gốc, quy trình sản xuất sơn như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để khám phá nhé!
Sơn Inchem là gì?
Sơn Inchem là một trong loại sơn cao cấp được sản xuất bởi hãng Sherwin Williams - Thương hiệu sơn nổi tiếng Hoa Kỳ với lịch sử hơn 100 năm hình thành và phát triển. Được đánh giá là sản phẩm sơn cao cấp, phù hợp cho những sản phẩm gỗ tự nhiên, ngày nay, Inchem đang dần chiếm lĩnh được cảm tình của đại đa số người dùng trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
ảnh 1: Inchem là công nghệ sơn hàng đầu hiện nay
Là công nghệ sơn hiện đại bậc nhất hiện nay, Inchem giúp bề mặt gỗ trở nên độc đáo về màu sắc, tăng độ cứng, độ sáng bóng. Đồng thời, loại sản phẩm cũng giúp cho bề mặt gỗ trở nên uyển chuyển, uốn lượn rất tự nhiên.
Nguồn gốc sơn Inchem
Như đã nói ở trên, Inchem là sản phẩm của hãng Sherwin Williams - thương hiệu nổi tiếng của Mỹ đã có trên 150 năm kinh nghiệm. Sản phẩm được sử dụng cho việc sơn phủ các công trình đồ sộ của nước Mỹ như: Nhà trắng, tượng Nữ Thần Tự Do,...
Quy trình sơn Inchem
Theo các chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm, quy trình sơn Inchem tương đối phức tạp, nó đòi hỏi cả sự khắt khe lẫn kinh nghiệm của người thực hiện. Nó bao gồm: Lau nước bả, sơn lót 2 lần, sơn dặm và cuối cùng mới là sơn bóng. Song, cũng chính sự tỉ mỉ, cẩn thận trong quy trình sơn mà Inchem luôn mang đến những sản phẩm chất lượng, cá tính và tình thẩm mỹ vô cùng lớn. Có lẽ rằng, chính những tiêu chuẩn quốc tế cùng yêu cầu kỹ thuật khắt khe đã khiến Inchem trở thành thương hiệu đẳng cấp ở phạm vi toàn thế giới.
ảnh 2: Quy trình sơn Inchem gồm các bước tương đối phức tạp
Quy trình sơn Inchem gồm các bước như sau:
Ở bước này, bề mặt sản phẩm (chủ yếu là gỗ) sẽ được chà mạnh bằng tay, kết hợp với đó là sử dụng một số loại máy chuyên dụng.
Tiếp theo, người ta sẽ chuẩn bị bả và lau nước bả bột lên bề mặt của gỗ. Sử dụng vải sạch lau lại những phần còn lại của bả bột rồi lau lại cho thật khô ráo.
Tiến hành pha sơn theo đúng tỷ lệ sau đó phun sơn đều tay và phơi khô.
Căn tay và phun sơn thật đều theo mẫu. Cần nhớ chính xác các mã màu và các loại gỗ để màu sơn lên được ưng ý.
Pha sơn và phun hỗn hợp.
***Lưu ý: Hỗn hợp sơn sau khi được pha chỉ nên để ngoài trong vòng 3-4 tiếng, nhiệt độ lý tưởng là 280 độ C. Trong trường hợp độ ẩm không khí vượt quá 90% thì không nên sơn.
Ưu, nhược điểm
Ưu điểm:
ảnh 3: Sơn Inchem bền bỉ với thời gian
Nhược điểm:
Nếu xét về độ bền, màu sắc thì sơn Inchem không có nhược điểm nào. Tuy nhiên, khi sử dụng sơn Inchem người dùng nên lưu ý một số điểm sau:
Bảng giá sơn Inchem tham khảo
Là công nghệ sơn tiên tiến, hiện đại hàng đầu thế giới nên Inchem là lựa chọn của rất nhiều khách hàng. Song, cũng chính vì thế mà giá của loại sơn này luôn là vấn đề được quan tâm. Thực tế, giá sơn Inchem được tính theo mét vuông, tùy thuộc vào từng vị trí sơn khác nhau thì mức giá cũng sẽ khác nhau.
Cụ thể, giá sơn Inchem được thể hiện qua bảng dưới đây:
Vị trí sơn
Sơn cửa (vnđ/m2)
Khuôn cửa (vnđ/m)
Cầu thang (vnđ/m)
Sàn gỗ (vnđ/m2)
Giường tủ (vnđ/m2)
Báo giá
23.000
110.000
450.000
250.000
***Lưu ý: Bảng giá này chỉ mang tính chất tham khảo vì thực tế, giá sơn Inchem bao nhiêu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Đại lý cung cấp, vị trí sơn, diện tích bề mặt sơn, thời điểm sơn,... Do vậy, để nhận được báo giá chính xác quý khách hàng nên liên hệ trực tiếp với đại lý chính hãng để được tư vấn.
Trên đây là thông tin chi tiết về sơn Inchem mà chúng tôi tổng hợp được. Hy vọng nội dung hữu ích cho bạn đọc trong quá trình tìm kiếm thông tin. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về chủ đề này đừng ngại ngần liên hệ với chúng tôi theo hotline 0932.144.888 - 024.39.555.888 - 024.32.666.777 để được tư vấn miễn phí!
0 sao (0%) 0 đánh giá
Author: Thắng_Onplaza
Nội thất On-Plaza là đơn vị sản xuất, phân phối các sản phẩm những mặt hàng nội thất gia đình cho phòng khách, phòng ngủ, phòng bếp, phòng thờ như: ghế sofa, bàn trà, kệ ti vi phòng khách, kệ trang trí, giường ngủ, tủ quần áo, tủ rượu, quầy bar…
Bình luận
0 Bình luận
Bài viết liên quan
21/09/2019 8 bình luận
Thắng_Onplaza 20/09/2019 0 bình luận
Bài viết nổi bật
Tìm hiểu về da PU
Tìm hiểu về da PU: Đặc điểm, nguồn gốc, ứng dụng và cách bảo quản
21/09/2019 0 bình luận
Sản phẩm liên quan